Nhà văn Makenzy Orcel giao lưu độc giả Việt

Nhà văn gốc Haiti Makenzy Orcel sẽ giao lưu độc giả dịp đoạt giải "Lựa chọn Goncourt của Việt Nam" lần thứ nhất, ngày 12/12.

Lựa chọn Goncourt là giải thưởng trong các giải thưởng văn học Pháp đã được quốc tế hóa, do ban giám khảo là sinh viên Pháp ngữ tại 35 nước bình chọn. Trong nước, 20 sinh viên - theo học khoa tiếng Pháp hoặc sư phạm Pháp của các trường đại học tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM - bỏ phiếu, dựa trên bốn tác phẩm được Viện Hàn lâm Goncourt chọn lọc.

Trong chương trình diễn ra lúc 18h ở Thư viện IDECAF, tác giả Makenzy Orcel sẽ trò chuyện về công việc viết văn, Tiến sĩ văn học Pháp Trần Lê Bảo Chân, thuộc Đại học Sư phạm TP HCM, điều phối chương trình.

Makenzy Orcel, 40 tuổi, sinh ở Port-au-Prince (Haiti), hiện sống tại Pháp. Orcel quan tâm đến văn chương từ thuở niên thiếu, dù lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn. Nhiều lần, anh tìm được một cuốn sách ở chợ rồi dùng nó để trao đổi với các bạn cùng lớp.

Học xong cấp ba, Orcel theo ngành ngôn ngữ ở Đại học Haiti State, nhưng nhanh chóng bỏ dở để sáng tác văn chương. "Tôi không viết vì giải thưởng hay sự thừa nhận, tôi viết vì đó là việc quan trọng. Bởi lẽ văn chương là lời mời gọi ta nhìn thế giới theo cách khác, tiếp cận thế giới theo cách khác, giúp người khác nhìn thấu những nền tảng của thế giới", tác giả nói trong một cuộc phỏng vấn.

Một số tác phẩm nổi tiếng của Orcel gồm Les Latrines, Maître-Minuit, The Emperor. Năm 2016, cuốn tiểu thuyết thứ ba L'Ombre Animale mang về cho tác giả giải Littérature-Monde, giải Louis Guilloux (Pháp). Một năm sau, anh được chính phủ tặng danh hiệu Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật Cộng hòa Pháp. Từ năm 2022 đến nay, tác phẩm Une Somme Humaine giúp Orcel nhận giải Lựa chọn Goncourt ở nhiều nước như Argentina, Ai Cập, Hy Lạp, Áo, Việt Nam.

Bìa cuốn Une somme humaine. Sách dày 624 trang, xuất bản năm 2022. Ảnh: Rivages

Bìa cuốn "Une somme humaine". Sách dày 624 trang, xuất bản năm 2022. Ảnh: Rivages

Une somme humaine (Một tóm tắt đời người) xoay quanh một phụ nữ vô danh. Cô bị cha mẹ bỏ rơi, lớn lên nhờ sự dạy dỗ của người bà trong một ngôi làng tỉnh lẻ. Một ngày, cô quyết định đến Paris với hy vọng tránh xa cuộc sống trong quá khứ. Ở đó, cô theo học văn chương tại Đại học Sorbonne, hẹn hò với một chàng trai chạy trốn cuộc chiến ở Mali (Tây Phi).

Đại diện nhà xuất bản Rivages (Pháp) đánh giá: "Tác giả gửi đến độc giả cuốn tự truyện của người phụ nữ đã chết, được viết bằng thứ ngôn ngữ sắc bén, dẫn dắt người đọc vào cốt lõi của thi ca".

Là thành viên của Tổ chức Pháp ngữ Quốc tế từ những năm 1970, đến nay, Việt Nam vẫn ưu tiên khuyến khích các bạn trẻ học tiếng Pháp. Hiện tiếng Pháp được giảng dạy tại 35 tỉnh thành, trong đó 13 tỉnh thành có các lớp song ngữ và nhiều chương trình tăng cường. Tiếng Pháp cũng phát triển thông qua khoa tiếng Pháp tại các trường đại học, bậc phổ thông ở Hà Nội và TP HCM, cũng như mạng lưới của Viện Pháp Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức Lựa chọn Goncourt của Việt Nam được coi là một trong những chiến lược củng cố hợp tác hàn lâm, xuất bản và văn hóa Pháp - Việt.

Quế Chi

Connexion utilisateur

Dans la même rubrique

Commentaires récents

  • Jean Crusol : "Première tentative d'un gang du narcotrafic de s'imposer dans le paysage politique et social de la Martinique"

    FARCEURS

    Albè

    24/11/2024 - 08:31

    Il faut être un sacré farceur pour faire croire aux Martiniquais qu'un deuxième Cuba est possible Lire la suite

  • Jean Crusol : "Première tentative d'un gang du narcotrafic de s'imposer dans le paysage politique et social de la Martinique"

    Albè , mon cher, peut-on mettre...

    Frédéric C.

    23/11/2024 - 23:38

    ...toute la "classe politique" (qui n’est d’ailleurs pas une "classe sociale") sur le même plan ? Lire la suite

  • Kréyolad 1052: Polo chanté

    Jid, sa vré! Sé lè on mizisiyen ka mò...

    Frédéric C.

    23/11/2024 - 20:10

    ...ou ka trouvé tout diks-li, òben yo ka viré enprimé tou sa i fè-a vitman présé! Lire la suite

  • "Local", "Traditionnel", "Typique", "D'Antan" "Territoire" et autres euphémismes

    Il y a pire que ça...

    Frédéric C.

    23/11/2024 - 15:38

    ...À une époque pas si lointaine, l’adjectif qualificatif "national" était fréquemment utilisé po Lire la suite

  • La religion chrétienne serait-elle une religion afro-caribéenne ?

    Avec des ritournelles de vie chère ...

    Veyative

    21/11/2024 - 05:55

    ce sera très drôle! Lire la suite